Công tác chuẩn bị khởi công xây dựng dự án: Trường Tiểu Học Đào Dương – Huyện Ân Thi – Tỉnh Hưng yên

Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐCP ngày 26/1/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 2662/QĐ-UBND ngày 23/11/2021 của UBND Tỉnh Hưng Yên về phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình Nhà lớp học 12 phòng và hang mục phụ trợ Trường tiểu học xã Đào Dương, huyện Ân Thi;

Căn cứ hợp đồng thi công xây dựng số 01/2022/HĐ-Xd ngày 18/2/2022 giữa Chủ đầu tư và Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Phúc Hưng;

Căn cứ biên bản bàn giao mặt bằng ngày 11/3/2022 về việc bàn giao mặt bằng thi công xây dựng công trình;

Tập Đoàn Phúc Hưng triển khai thực hiện khởi công xây dựng dự án : Nhà lớp học 12 phòng và hang mục phụ trợ Trường tiểu học xã Đào Dương, huyện Ân Thi;

Công tác chuẩn bị điều kiện khởi công dự án:

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; tác động của đại dịch Covid – 19 dự báo còn kéo dài, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 23/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã khẳng định: việc xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng, góp phần tạo năng lực sản xuất mới, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội cả trong ngắn hạn và trung, dài hạn.

TẬP ĐOÀN PHÚC HƯNG THỰC HIỆN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH

 THỰC HIỆN DỰ ÁN VỚI TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH VÀ AN TOÀN TRONG LAO ĐỘNG LÀ HÀNG ĐẦU

 

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH

1.  Những biện pháp chủ yếu để quản lý chất lượng công trình :

Công trình phải theo trình tự quản lý về Kế hoạch chất lượng được lập theo đúng tiêu chuẩn TCXD 221:1998 – Hệ chất lượng trong xây dựng, Hướng dẫn chung về áp dụng  các tiêu chuẩn TCVN/ISO 9000 cho đơn vị thi công xây lắp trong xây dựng. Nội dung tiêu chuẩn được cụ thể hóa để áp dụng, phổ biến cho những người lao động trên công trường, các xưởng gia công cấu kiện, cho những người quản lý.

Trước khi thi công các Kỹ sư xây dựng, kỹ thuật viên của công ty tiến hành đọc kỹ bản vẽ thiết kế và lập thiết kế kỹ thuật thi công, nhất là kết cấu quan trọng phải có tính toán kiểm tra lại mức độ an toàn. Thiết kế công trình phải được cấp cho thẩm quyền phê duyệt mới được phép triển khai thi công.

Từng bộ phận và hạng mục công trình phải có tổ chức biện pháp thi công, phổ biến cho công nhân, cán bộ quản lý hiểu rõ để chấp hành và kiểm tra trong quá trình thi công nhằm đảm bảo tuyệt đối trình tự, an toàn, chất lượng vệ sinh môi trường, phòng ngừa sự cố.

Trước và trong cả quá trình thi công tiến hành đầy đủ việc kiểm tra các vật liệu xây dựng. Cấu kiện xây dựng và các đầu vào khác để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của thiết kế, yêu cầu kỹ thuật trong hồ sơ mới thầu.

Có hệ thống đảm bảo chất lượng để phòng ngừa sự cố, phát hiện sai sót kịp thời, xử lý nhanh, luôn kiểm sót được chất lượng công trình. Tuân thủ quyết định 498/BXD – GĐ ngày 19-8-1996 của bộ trưởng bộ xây dựng và thực hiện theo “Quy trình Thiết kế – Sản xuất – Lắp đặt” của công ty HNP đã ban hành (điều lệ lưu hành trong nội bộ )

Có nhiều biện pháp kỹ thuật để đảm bảo độ dài thi công phù hợp với yêu cầu thời gian hoàn thành xây dựng công trình do bên A yêu cầu.

Có chế độ bảo hành rõ ràng về công trình, đồng bộ đưa vào sử dụng để đảm bảo công năng chất lượng công trình.

Có chế độ bảo hành rõ ràng về công trình xây dựng với Chủ đầu tư để phối hợp tốt, phát hiện nhanh những sai sót và bảo hành sửa chữa các sai sót nào thuận lợi cho những người sử dụng.

Có đầy đủ hồ sơ về chất lượng công trình theo các qui định hiện hành để phục vụ cho công tác nghiệm thu và lưu trữ.

NHỮNG BIỆN PHÁP CỤ THỂ :

  1. 1. Về tổ chức :

2.1/ Tại Văn Phòng Công ty :

Thành lập tổ giám định chất lượng công trình xây dựng trực thuộc Tổng Giám đốc Công ty do Trưởng phòng Kỹ thuật thi công đảm trách nhiệm vụ của tổ này : giúp Tổng Giám đốc công ty trong việc kiểm tra, giám định quản lý chất lượng của công trình xây dựng , giám định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện thiết bị dùng trong thi công. Tìm nguyên nhân gây ra tình trạng không đảm bảo chất lượng công trình, làm tư vấn cho Giám đốc Công ty trong khâu lập biện pháp sử lý sự cố, tổ chức lưu trữ các tài liệu về chất lượng, tự ghi tự kiểm, nghiệm thu kỹ thật để làm tài liệu đối chiếu, kiểm tra khi nghiệm thu bàn giao công trình.

2.2/ Tại Xưởng Sản Xuất :

Tổng Giám đốc công ty giao cho Quản lý Sản xuất chịu trách nhiệm trước Công ty về quản lý chất lượng trong công tác Sản xuất tại xưởng. Quản lý Sản xuất có trách nhiệm kiểm tra quy cách, chất lượng nguyên liệu đầu vào chủ động kết hợp với đội Công trình tiến hành công tác kiểm tra, kiểm định sản phẩm theo từng công đoạn., Đảm bảo giao Bán Thành Phẩm đến Công trường Đúng, Đủ, chính xác và Đảm bảo chất lượng. Cập nhật thông tin từ bộ phận KCS và Đội công trình trong suốt quá trình Sản xuất tại xưởng và lắp đặt tại công trình để có biện pháp khắc phục, bổ sung kịp thời đảm bảo độ an toàn trong lắp dựng cũng như tiến độ công trình.

2.3/ Trên công trường :

Tổng Giám đốc công ty giao cho Chỉ huy trưởng công trường chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về quản lý chất lượng công trình do đơn vị thi công. Chỉ huy trưởng công trường là người đại diện cho Công ty Trực tiếp làm việc với Bộ phận Giám sát của Chủ Đầu tư, Thay mặt Công ty đễ giải quyết từng vấn đề cụ thể, xử lý tình huống phát sinh trong thi công đồng thời là cầu nối giữa các công đoạn Sản xuất tại Xưởng – Quản lý kỹ thuật (KCS) – Lắp Dựng tại công trường.

  1. 1. Những qui định cụ thể về quản lý chất lượng công trình :

Tự chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và trước pháp luật về chất lượng thi công xây lắp công trình theo hợp đồng giao nhận thầu do công ty thực hiện.

Thi công đúng Bản vẽ thiết kế, áp dụng đúng các yêu cầu kỹ thuật xây dựng đã qui định.

Chịu sự giám sát, kiểm tra thường xuyên chất lượng công trình của Chủ đầu tư, tổ chức thiết kế và cơ quan giám định Nhà nước theo phân cấp quản lý công trình xây dựng.

Vật liệu cấu kiện khi đưa vào sử dụng cho công trình đảm bảo đúng qui cách, đúng tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật theo yêu cầu thiết kế, của cơ quan mời thầu có chứng nhận về chất lượng gửi cho Chủ đầu tư để kiểm soát trước khi sử dụng.

  1. 2. Mối quan hệ trong quan hệ quản lý chất lượng :

Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng – Bộ xây dựng

Phòng quản lý xây dựng thuộc sở xây dựng là cơ quan quản lý Nhà nước giám định, kiểm định chất lượng công trình xây dựng của Nhà nước cấp tỉnh. Đơn vị xây lắp phải chịu sự kiểm tra, giám định, kiểm định chất lượng sản phẩm do đơn vị thực hiện trong suốt quá trình xây dựng, trong thời hạn bảo hành công trình cũng như sử dụng công trình. Đơn vị thi công có trách nhiệm chủ động tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức trên, các giám định viên khi đến công trường làm việc được thuận lợi, nhanh chóng và chính xác.

  1. 3. Chế độ trách nhiệm trong quản lý chất lượng :

Thực hiện chế độ ba kiểm trong công tác quản lý chất lượng của công ty:

-Tổ sản xuất tự kiểm tra

-Công trường tự kiểm tra

-Công ty kiểm tra

Thực hiện cuộc vận động cán bộ công nhân viên chức trong toàn Công ty tiếp tục phát huy hiệu quả của cuộc vận động “Nâng cao chất lượng sản phẩm trong công trình xây dựng“ của Bộ xây dựng – Công đoàn xây dựng Việt Nam từ năm 1996.

Duy trì công tác nghiệm thu chất lượng nội bộ được thường xuyên như Trước ngày tổ chức nghiệm thu bộ phận công trình phải tiến hành nghiệm thu nội bộ trước đó 3 ngày. Trước ngày nghiệm thu toàn bộ công trình thi công tác nghiệm thu nội bộ được tiến hành trước đó từ 3 –5 ngày nhằm kiểm tra, chuẩn bị, xử lý những sai sót trước ngày tổ chức nghiệm thu chính thức.

Giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người lao động,mọi thành viên trong toàn Công ty về chế độ quản lý chất lượng công trình xây dựng theo điều lệ đã ban hành. Nhất là đối với cán bộ chủ chốt, công nhân kỹ thuật bậc cao ở công trường, ở xưởng sản xuất.

Thực hiện Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Thủ Tướng Chính Phủ ban hành Quy Chế Quản lý chất lượng Công trình xây Dựng. Công ty chủ trương, chủ động mời các cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đến tham dự các buổi họp nghiệm thu, kiểm định chất lượng, cấu kiện bộ phận công trình trong giai đoạn xây lắp và tổng nghiệm thu khi công trình hoàn thành. Từ công tác nghiệm thu này để có sự tham gia đánh giá chất lượng của các cơ quan  xác định chất lượng vật liệu, cấu kiện, kết quả thí nghiệm, kết quả nén mẫu, kết quả đo đạc kích thước hình học, tim mốc biến dạng, chuyển vị, lún thấm là căn cứ để tổ chức tổng nghiệm thu bàn giao đưa công trình đã xây xong vào sử dụng, là cơ sở để quyết toán công trình theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế quản lý Đầu tư và Xây dựng.

  1. 4. Công Tác Nghiệm thu Và Lập Hồ Sơ Hoàn Công :

Hồ sơ hoàn công công trình thực hiện theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Thủ Tướng Chính Phủ ban hành Quy Chế Quản lý chất lượng Công trình xây Dựng.

Việc kiểm tra cường độ Thép Nguyên liệu, Đường hàn, Chất lượng Vật Tư  … được thực hiện bởi cơ quan kiểm định chất lượng có đủ tư cách pháp nhân do Chủ Đầu tư lựa chọn cùng Đại diện các bên tiến hành qua việc lấy Mẩu ngẩu nhiên.

Tất cả các Công việc xây dựng sau khi hoàn thành đúng yêu cầu kỹ thuật bản vẽ thi công cần được tổ chức nghiệm thu và lập Biên bản nghiệm thu tại hiện trường và có sự chấp thuận của bộ phận Giám sát Công trình của Chủ Đầu tư.trước khi triển khai thực hiện công việc tiếp theo. Biên bản nghiệm thu công việc Xây dựng yêu cầu kèm theo đầy đủ Lý lịch xuất xưởng, kết quả Kiểm nghiệm Vật liệu sử dụng, Kết quả kiểm tra … cho công tác đó,

Trước khi tổ chức nghiệm thu hoàn thành Bộ phận Công trình, hoàn thành Giai đoạn xây dựng phải lập Hồ sơ hoàn công được xác nhận của bộ phận giám sát A, hồ sơ hoàn công bao gồm : Bản vẽ hoàn công, các biên bản nghiệm thu công việc cấu thành, những thay đổi hay bổ sung, Bảng tính khối lượng … đều được thể hiện chi tiết cụ thể trong Hồ sơ hoàn công.

Đối với việc nghiệm thu Hạng mục công trình hoàn thành hay Công trình hoàn thanh để đưa vào sữ dụng, Ngoài việc Hồ sơ hoàn công phải được Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cần có công tác Nghiệm thu kỹ thuật tổng thể để sơ bộ đánh giá và khắc phục những khiếm khuyết trước khi Nghiệm thu bàn giao. Đồng thời tiến hành Tháo dở công trình tạm, phụ trợ phục vụ thi công công trình, di chuyển máy móc thiết bị thi công, vật liệu thừa ra khỏi công trình, làm vệ sinh công trình trước khi nghiệm thu để đưa công trình xây dựng xong vào sử dụng.

Để thuận lợi và tránh những sai sót trong việc triển khai công tác nghiệm thu cần tiến hành trước một bước nghiệm thu nội bộ giữa Chỉ huy trưởng công trường và Đội trưởng lắp đặt hoặc Trưởng Xưởng Sản xuất. Việc nghiệm thu này nhằm đảm bảo các yêu cầu chất lượng, cũng như để có kế hoạch tu chỉnh, lau chùi và sơn dặm. Biên bản nghiệm thu này phải có chữ ký thông qua, và được lưu vào hồ sơ chung.

Việc nghiệm thu chính thức được thực hiện theo Biểu mẩu của chủ đầu tư quy định với sự tham gia của Đại diện Chủ đầu tư và các bên liên quan (Nếu có) Biên bản nghiệm thu này phải đủ chữ ký thông qua, và được lưu vào hồ sơ chung về Hoàn Công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *